Home Máu cuống rốn: cơ hội điều trị hơn 80 loại bệnh

Máu cuống rốn: cơ hội điều trị hơn 80 loại bệnh

Lưu trữ tế bào gốc không còn quá xa lạ với các bậc cha mẹ, những người luôn quan tâm đến sức khoẻ của con. Cho dù ngày nay chi phí lưu trữ máu cuống rốn là bài toán làm không gia đình đắn đo nhưng kết quả sẽ là cơ hội điều trị hơn 80 loại bệnh từ tế bào gốc cho anh chị em trong gia đình.

Làm gì với máu cuống rốn của con?

Mang thai và sinh con là điều tuyệt vời, rất nhiều người mẹ đã chuẩn bị rất chu đáo cho quá trình mang thai và sinh con của mình. Nếu cách đây ba mươi năm trước, bác sĩ có thể đã đưa cho bạn một cuốn sách dành cho các mẹ bầu có nhiều thông tin về cách chăm sóc sức khoẻ thai kỳ hoặc các sản phẩm mà các nhà tài trợ muốn bạn mua để bổ sung cho thai kỳ khoẻ mạnh. Ngày nay, với sự tiến bộ vượt bậc của y học, bạn sẽ được giới thiệu cho việc xem xét việc lưu trữ tế bào gốc trẻ sơ sinh là máu còn sót lại trong dây rốn và nhau thai sau khi sinh.

ạn sẽ làm gì với máu cuống rốn của con mình? Bạn có ba lựa chọn. Một là lưu trữ máu cuống rốn với một ngân hàng máu cuống rốn tư nhân với chi phí từ 4.500-5000 USD cho gói 25-30 năm. Thứ hai, bạn có thể hiến máu cuống rốn cho một ngân hàng máu cuống rốn của nhà nước hoặc khi bạn được yêu cầu. Bạn không phải trả chi phí. Lựa chọn thứ ba là không làm gì cả và tiêu hủy máu cuống rốn, dây rốn và nhau thai như chất thải y tế.

Máu cuống rốn: cơ hội điều trị hơn 80 loại bệnh

Sức khoẻ của con là niềm vui của cha mẹ. Ảnh: internet

Xem thêm bài liên quan đến máu cuống rốn

Máu cuống rốn

Máu cuống rốn

Máu cuống rốn là máu còn lại trong dây rốn và nhau thai sau khi sinh và cắt dây rốn của em bé... Xem thêm

Chi phí trữ máu cuống rốn

Lưu trữ máu cuống rốn

Chi phí lưu trữ máu cuống rốn tại ngân hàng tế bào gốc Cordlife được chia theo 2 gói lưu trữ gồm 25 năm và 60 năm.... Xem thêm

Lấy máu cuống rốn có đau không?

Lưu trữ tế bào gốc

Có người hỏi rằng, liệu lấy máu cuống rốn có đau không? Có ảnh hưởng đến con không? Xem thêm

Tại sao bạn nên cân nhắc việc hiến máu cuống rốn cho một ngân hàng công? Đơn giản bởi vì bên cạnh việc tạo ra một sinh linh-một cuộc sống mới là đứa con của mình thì bạn có thể cứu một cá nhân nào đó có cơ hội sống thông qua việc cấy ghép tế bào gốc với máu dây rốn hiến tặng từ con bạn. Dĩ nhiên, cũng cần có sự tương thích giữa bệnh nhân và tế bào gốc hiến tặng, nhưng khả năng và cơ hội vẫn còn đó nếu bệnh viện có dồi dào số lượng tế bào hiến tặng.

Nếu bạn đã chọn dự trữ máu cuống rốn cho gia đình mình, thì những anh chị em có cùng huyết thống cũng sẽ có cơ hội điều trị bệnh với hơn 80 loại bệnh từ tế bào gốc. Dĩ nhiên đi kèm những lợi ích vô giá từ việc lưu trữ máu cuống rốn đó là chi phí cho việc lưu trữ này.

Nếu bạn quyết định không làm gì cả và loại bỏ phần nhau, máu cuống rốn như rất nhiều người khác cũng không phải là vấn đề lớn. Từ ngày xưa, khi y tế chưa phát triển như hiện nay thì hầu hết các mẫu nhau, cuống rốn đều bị loại bỏ như rác thải ý tế, dù điều này rất đáng tiếc. Bởi trong phần máu cuống rốn, máu nhau thai chứa lượng tế bào gốc rất lớn có khả năng chữa trị, hồi phục rất tốt.

Các yếu tố quyết định chi phí lưu trữ máu cuống rốn

Để lưu trữ máu cuống rốn, ngân hàng máu cuống rốn sẽ tuân theo trình tự 6 bước nghiêm ngặt, chặt chẽ nhằm đạt hiệu quả cao nhất:

Sau khi kẹp cắt dây rốn của bé khi bé chào đời, bác sĩ sẽ cho mẫu máu cuống rốn vào một hộp chứa vô trùng.

Mẫu máu này sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm của Cordlife để bảo quản lạnh, vô trùng và an toàn.

Mẫu máu được tiếp tục xử lý, làm sạch và được chia thành những mẫu nhỏ hơn.

Sau khi chia thành những phần nhỏ, các mẫu máu cuống rốn này được bổ sung thêm dung dịch chuyên dụng để bảo vệ khả năng tồn tại của tế bào gốc.

Sau khi thêm dung dịch vào các hộp chứa mẫu, các hộp này sẽ được bảo quản đông lạnh và được kiểm tra thường xuyên.

Sau khi kiểm soát quá trình đông lạnh, các mẫu tiếp tục được chuyển qua hệ thống Nitơ lỏng -190 độ C để bảo quản lâu dài.

Máu cuống rốn: cơ hội điều trị hơn 80 loại bệnh

Ảnh: internet

Các ngân hàng máu cuống rốn tư nhân phải trải qua nhiều thủ tục, giấy phép để hoạt động, cũng như những cam kết về chất lượng, công nghệ và được kiểm tra nghiêm ngặt bởi các đơn vị có thẩm quyền.

Cordlife đã được Bộ Y tế (MOH) Singapore xác nhận và được tiến hành kiểm tra nghiêm ngặt bởi AABB để bạn có thể yên tâm tuân thủ các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Tại đây, máu dây rốn của bé sẽ được lưu trữ trong các bể chứa làm lạnh, được cách ly chân không trong phòng thí nghiệm và được thiết kế để duy trì ở nhiệt độ tối ưu cho việc bảo quản tế bào trong thời gian dài. Các bồn chứa được theo dõi 24 giờ một ngày, 365 ngày một năm và phòng thí nghiệm cũng được trang bị nhiều hệ thống dự phòng để đảm bảo hoạt động liên tục (xử lý không bị gián đoạn).

Bài liên quan



Mọi thông tin liên hệ:

Ngân hàng máu cuống rốn tốt nhất - lưu trữ tế bào gốc Cordlife Việt Nam
Address: Level 1, Bach Building, 111 Ly Chinh Thang Street, District 3, HCMC, Vietnam
Địa chỉ: tầng 1, 111 Lý Chính Thắng, Quận 3, TP.HCM, Việt Nam
Telephone / Điện thoại: (84) 98 355 1644
Hướng dẫn đường đi Ngân hàng máu cuống rốn Cordlife Việt Nam

Thông tin về Chi phí lưu trữ máu cuống rốn tại Cordlife Việt Nam có thể tham khảo tại đây.

Bài bạn quan tâm

Lưu trữ tế bào gốc

Danh sách các bệnh về tế bào gốc có thể điều trị được tiếp tục phát triển với tốc độ ngày càng nhanh... Xem thêm

Tại sao cần lưu trữ tế bào gốc?

Lưu trữ máu cuống rốn

Nhờ việc lưu trữ tế bào gốc, rất nhiều gia đình đã tìm lại được sự sống, sức khoẻ và niềm vui cho thành viên của mình.... Xem thêm

Tế bào gốc trẻ sơ sinh

Tế bào gốc trẻ sơ sinh

Sau khi mẹ sinh bé, nhau thai, cuống rốn của trẻ chứa rất nhiều tế bào gốc... Xem thêm