Home Các vấn đề cơ bản về lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn

Các vấn đề cơ bản về lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn

Bạn có dùng mọi cách trong khả năng của mình để bảo vệ gia đình bạn an toàn?

Nếu như bạn giống chúng tôi, câu trả lời chắc chắn là có, bởi bạn sẽ không bao giờ đắn đo khi làm bất kỳ hành động nào để bảo vệ những người thân yêu của mình trước nhiều nguy hại trong cuộc sống. Tuy nhiên, làm cách nào để thực hiện điều đó có thể lại khá mơ hồ sử dụng dây rốn của trẻ sơ sinh để chống lại các căn bệnh chết người.

Như bạn đã biết, trong thời kỳ mang thai, dây rốn là sự kết nối thiêng liêng giữa người mẹ và đứa bé, đồng thời cung cấp oxy, axit amin và các chất dinh dưỡng cần thiết, nhưng ngay cả khi đứa bé được sinh ra, những đặc tính này cũng tiếp tục tồn tại trong suốt một thời gian dài.

Mặc dù vậy, một vài quốc gia, chẳng hạn như Anh, vẫn xử lý dây rốn và nhau thai như cách mà họ xử lý chất thải y tế thông thường.

Ở một số nền văn hóa khác, người ta tin rằng nhau thai có một mối liên hệ chặt chẽ với cảm xúc và tinh thần của đứa trẻ, do đó phải được xử lý một cách phù hợp.

Thêm vào đó, một số người vẫn khăng khăng ăn dây rốn và nhau thai - nhưng thực ra có một cách thức hiệu quả hơn để tận dụng các đặc tính lành bệnh sau khi sinh.

Tìm hiểu về khoa học lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn

Tế bào gốc có thể lấy được từ máu của dây rốn và đã từng dùng điều trị nhiều căn bệnh khác nhau, nên trong tương lai nhu cầu sẽ phát sinh thêm. Nhờ vào khoa học lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn, máu vẫn còn ở rốn và nhau thai sau khi em bé được ra đời có thể sử dụng để nuôi dưỡng sự sống và sẵn sàng cung cấp tế bào gốc khi cần phải thực hiện phẫu thuật cấy ghép.

Lý do máu cuống rốn là một nguồn tế bào gốc tạo máu dồi dào (HSCs), có trách nhiệm bổ sung máu và tái tạo hệ miễn dịch. Thông thường, việc cấy ghép tế bào gốc máu dây rốn được sử dụng để:
  • Thay thế và phục hồi tủy xương bị tổn hại hoặc nhiễm bệnh
  • Điều trị ung thư máu
  • Chỉnh sửa các khuyết tật di truyền (cấy ghép cùng hoặc không cùng huyết thống)
Ngoài ra, HSCs có khả năng phân biệt thành nhiều loại tế bào khác nhau trong máu, bao gồm:

  • Các tế bào hồng cầu: chịu trách nhiệm vận chuyển oxy.
  • Các tế bào bạch cầu: phụ trách sản xuất kháng thể và chống lại vi khuẩn.
  • Tiểu cầu: cần thiết để giúp đông máu.
Mặc dù sau khi sinh, bạn có lẽ không lập tức nghĩ về vấn đề này, nhưng ý nghĩa của việc lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn cũng không thể bị bỏ qua, bởi vì đó sẽ là nguồn hỗ trợ tiềm năng cho sức khỏe trong tương lai.

Lợi ích của việc thu thập máu cuống rốn

Thống kê cho thấy cứ 217 người thì có một người cần tế bào gốc để điều trị, mặc dù 70% bệnh nhân cần thực hiện phẫu thuật cấy ghép lại không thể tìm ra một tế bào phù hợp giữa những người trong gia đình họ.

Để chống lại điều này, từ năm 1988, nguồn tế bào gốc dồi dào đến từ máu dây rốn đã được các bác sĩ sử dụng để điều trị hơn 40 000 bệnh nhân được chẩn đoán mắc các bệnh rối loạn máu và ung thư, chẳng hạn như bệnh bạch cầu.

Trong tình huống nguy cấp, việc sở hữu nguồn dự trữ tế bào gốc trong tay thì hiệu quả hơn nhiều so với việc tìm kiếm xuyên quốc gia hay xuyên lục địa – không những mất rất nhiều thời gian mà còn tốn kém, ví dụ ở Singapore, để mua một mẫu lưu trữ máu cuống rốn, bạn phải chi một số tiền lên đến 75 000 USD.

So với các loại tế bào gốc khác thu được từ tủy xương và máu ngoại vi, tế bào gốc dây rốn có khả năng phát triển các tế bào gốc máu khỏe mạnh với tốc độ nhanh hơn gấp 3 – 4 lần và cũng có khả năng chịu được sự bất tương xứng của HLA*.

*Các kháng nguyên bạch cầu ở người (HLAs) là những protein giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận biết sự khác biệt giữa các tế bào trong và các chất có hại bên ngoài. Nguồn: https://ghr.nlm.nih.gov/primer/genefamily/hla

Thêm vào đó, khi người cho và người nhận là cùng 1 người, khả năng mắc bệnh mảnh ghép chống lại vật chủ - một biến chứng thường xảy ra nơi các tế bào được cấy ghép chống lại tế bào của chính bệnh nhân thấp hơn.

Các bệnh được điều trị với máu cuống rốn

Hơn 80 loại bệnh có thể được điều trị với máu cuống rốn và con số đó đang tăng dần. Nhờ cấy ghép HSC, có nhiều loại bệnh có thể được điều trị, đa số là các bệnh về rối loạn máu, ngoài ra còn có các bệnh không liên quan đến máu.

Thực vậy, phương pháp này có thể được sử dụng để thay thế và phục hồi hư tổn hoặc bệnh tủy xương liên quan đến rối loạn máu, bao gồm:
  • Ung thư bạch cầu và lymphoma
  • Suy tủy
  • Thiếu máu dãn tĩnh mạch nghiêm trọng
  • Suy giảm miễn dịch kết hợp nghiêm trọng
  • Bệnh tan máu bẩm sinh
  • Bệnh tự miễn
Hơn nữa, việc cấy ghép HSC cũng có thể được sử dụng để điều trị các bệnh không liên quan đến máu như:
  • U nguyên bào thần kinh
  • Ung thư mô liên kết
  • Ung thư tinh hoàn
  • Ung thư buồng trứng
  • Hội chứng DiGeorge
  • Rối loạn chuyển hóa

Thêm vào đó, đang tiếp tục có các nghiên cứu về việc sử dụng tế bào gốc máu cuống rốn điều trị chấn thương não, bệnh tiểu đường loại 1, teo cơ xơ cứng cột bên, bại não, khuyết tật tim bẩm sinh, mất thính lực, bệnh gan và chấn thương cột sống.

Máu cuống rốn được thu thập bằng cách nào

Ngay sau khi con bạn được sinh ra, bác sĩ sẽ kẹp dây rốn và lấy em bé ra. Máu cuống rốn sau đó sẽ được thu thập bằng cách chèn kim vào mạch dây rốn, để máu chảy xuống túi đựng máu

Việc này có thể được thực hiện sau khi sinh và quá trình này sẽ không gây ra bất kỳ đau đớn hoặc rủi ro cho sức khỏe của bạn cũng như của trẻ, việc thu thập máu cuống rốn chỉ xảy ra khoảng 3 phút.

Ngân hàng máu cuống rốn tốt nhất: Những câu chuyện thành công

Để chứng minh cho việc thành công của ngân hàng lưu trữ máu cuống rốn, rất nhiều câu chuyện thành công đã xuất hiện trong tin tức những năm vừa qua.

Ví dụ, năm 2004, The Straits Times đã phát hành một câu chuyện quanh việc máu cuống rốn được sử dụng từ một đứa trẻ sơ sinh để điều trị bệnh bạch cầu cho đứa con 3 tuổi của họ. 18 tháng sau đó, nhờ vào việc truyền tế bào gốc, bệnh bạch cầu của đứa trẻ được thuyên giảm.

Thêm vào đó, vào năm 2009, một phương pháp tiên phong đã xảy ra tại Singapore, với tế bào gốc từ máu cuống rốn của chính đứa trẻ được sử dụng để điều trị bệnh bại não. Sau khi điều trị, cha mẹ của đứa trẻ thấy sự thay đổi trong tính khí và khả năng tập trung của em ấy, thêm vào đó em ấy lấy lại được sức mạnh cơ bắp.

Khi mà mỗi trường hợp mắc bệnh đều chỉ liên quan đến một cá nhân riêng biệt, lợi ích từ việc lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn là không thể phủ nhận - điều này lý giải vì sao đây nên là một cân nhắc kỹ lưỡng để các bậc cha mẹ ở Singapore quan tâm đến việc bảo vệ sức khỏe trong tương lai của những đứa con họ yêu nhất




Tham khảo:
1Nietfeld JJ, Pasquini MC, Logan BR, Verter F, Horowitz MM. Lifetime probabilities of hematopoietic
2 Hal E Broxmeyer. The history of cord blood transplantation/biology & perspective for future efforts to enhance the field.http://landingpage.insights.bio/broxmeyer.Accessed September 18, 2017.
3 Bordeaux-Rego P, Luzo AC, Costa FF, Saad ST, Crosara Alberto DP. Both interleukin-3 and interleukin-6 are necessary for better ex vivo expansion of CD133+ cells from umbilical cord blood. Stem Cells Dev. 2010;19(3):413–422.
4 Kadereit S, Deeds LS, Haynesworth SE, et al. Expansion of LTC-ICs and maintenance of p21 and BCL-2 expression in cord blood CD34+/CD38− early progenitors cultured over human MSCs as a feeder layer. Stem Cells. 2002;20(6):573–582.
5 Beksac M (2016) Is There Any Reason to Prefer Cord Blood Instead of Adult Donors for Hematopoietic Stem Cell Transplants? Front. Med. 2:95. doi: 10.3389/fmed.2015.00095

DCR No. 3324, October 2017

Bài liên quan