Home Máu cuống rốn: lưu trữ cho sức khỏe tương lai

Máu cuống rốn: lưu trữ cho sức khỏe tương lai

Tế bào gốc máu cuống rốn được khoa học chứng minh có thể điều trị các bệnh phổ biến hiện nay như bệnh tim, đột quỵ. Lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn của bé tại ngân hàng tế bào gốc Cordlife giúp đảm bảo nguồn tế bào gốc sử dụng cho phương pháp điều trị các bệnh của bé trong tương lai.

Những lợi ích điều trị từ máu cuống rốn

Máu cuống rốn (máu dây rốn) là máu còn lại trong nhau thai và trong dây rốn sau khi sinh con. Máu cuống rốn được thu thập vì nó chứa các tế bào gốc, có thể được sử dụng để điều trị các rối loạn về tạo máu và di truyền như ung thư.


Máu cuống rốn bao gồm tất cả các yếu tố có trong máu toàn phần - tế bào hồng cầu, bạch cầu, huyết tương, tiểu cầu. Máu cuống rốn chủ yếu chứa nhiều loại tế bào gốc và tế bào tiền thân khác nhau, chủ yếu là tế bào gốc tạo máu. Tế bào tiền thân nội mô và tế bào gốc trưởng thành đa năng không hạn chế cũng có thể được tìm thấy trong máu cuống rốn.
Máu cuống rốn được sử dụng cấy ghép tế bào gốc tạo máu cho các điều trị:

  • Thay thế và phục hồi tủy xương bị hư hỏng hoặc bệnh
  • Điều trị ung thư máu
  • Các khiếm khuyết di truyền chính xác (tự ghép /dị ghép)
  • Tiềm năng cho liệu pháp tế bào và y học tái tạo

Tế bào gốc có khả năng phân biệt thành nhiều loại tế bào khác nhau trong máu như được mô tả trong sơ đồ dưới đây:

Máu cuống rốn: lưu trữ cho sức khỏe tương lai

Hồng cầu mang oxy đến tất cả các tế bào trong cơ thể
Máu cuống rốn: lưu trữ cho sức khỏe tương lai
Bạch Cầu chống nhiễm trùng
Máu cuống rốn: lưu trữ cho sức khỏe tương lai
Tiểu cầu hỗ trợ đông máu trong trường hợp bị thương

Máu cuống rốn: tài sản sinh học quý báu của gia đình

Phương pháp lấy máu cuống rốn từ dây rốn hay còn gọi là “máu nhau thai” được tiến hành ngay sau khi mẹ sinh con và cắt dây rốn. Theo thông tin khoa học, máu cuống rốn là nguồn dinh dưỡng cung cấp tế bào gốc dồi dào (tế bào gốc tạo máu - HSCs), sẽ sử dụng khi cần thiết cho việc cấy ghép tế bào gốc. Các HSC này chủ yếu đóng vai trò bổ sung máu và tái tạo hệ miễn dịch.

Thống kê cho thấy 1 trong 217 người có thể cần tế bào gốc để điều trị các bệnh về việc hư hỏng hay lỗi rối loạn tế bào. Kể từ năm 1988, các bác sĩ đã sử dụng tế bào gốc dây rốn để điều trị cho hơn 30.000 bệnh nhân mắc các bệnh bạch cầu, rối loạn máu và các thử nghiệm lâm sàng cho bệnh nhân.

Tại Việt Nam hiện nay, việc lưu trữmáu cuống rốn cho con yêu quý của mình được nhiều gia đình quan tâm bởi ngoài khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh tim, đột quỵ, nguồn tế bào gốc từ máu cuống rốn còn dùng điều trị nhiều bệnh khác như ung thư máu, thiếu máu, bệnh lý di truyền về máu, suy giảm miễn dịch và bệnh chuyển hóa. Việc lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn giúp nhiều gia đình an tâm hơn khi gặp sự cố về sức khỏe trong tương lai, không chỉ cho bé mà còn các thành viên khác trong gia đình.


Tại sao cần lưu trữ máu cuống rốn tại Cordlife?


Là ngân hàng tế bào gốc đầu tiên tại Singapore với hơn 19 năm tiên phong lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn, Cordlife đang được các bà mẹ Việt Nam quan tâm lựa chọn bởi chất lượng xử lý và tiêu chuẩn lưu trữ an toàn lâu dài được Bộ Y tế Singapore xác nhận và được tiến hành kiểm tra nghiêm ngặt bởi AABB.

Tại Cordlife, quy trình lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn được đảm bảo với các trường hợp cấy ghép tự thân (tức người cho và người nhận là cùng một cá thể). Điều này là cần thiết bởi thực tế cho thấy có khoảng 70% bệnh nhân cần cấy ghép không thể tìm thấy được tế bào phù hợp từ trong gia đình. Ngoài ra, việc lưu trữ này giúp tạo nguồn cung cấp sẵn các tế bào gốc tạo từ máu đã được lưu trữ, không phải mất nhiều thời gian và tốn kém chi phí mua ở nước ngoài khi cần mẫu phù hợp.

Đặc biệt, quy trình lấy máu cuống rốn cho bé ngay sau sinh khá dễ dàng, không gây đau và không có rủi ro gì cho mẹ và bé, cả trên sinh thường và sinh mổ. So với các tế bào khác, tế bào gốc lấy từ dây rốn trẻ hơn và nguyên thủy hơn.

Thông tin về lưu trữ tế bào gốc


Thông tin về lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn tại Cordlife có trên cordlife.vn và số điện thoại (84) 98 355 1644.

Bài liên quan